Kĩ thuật trồng đào Nhật Bản
Thời vụ: Đào Nhật Bản có thể trồng quanh năm, nhưng thời vụ tốt nhất là vụ Xuân.
Đất trồng: đào là cây không chịu được úng nên bạn phải chọn loại đất thoát nước tốt. Nếu trồng kinh tế, bạn nên bón lót trước 1 tháng rồi mới trồng.
Chậu trồng: Nếu trồng chậu nên chọn chậu sâu và rộng.
Khoảng cách, mật độ: cây cách cây 6 – 7m và hàng cách hàng 7 – 8m. Mật độ trồng từ 300- 900 cây/ha.
Trồng cây: Khi cây con cao 40 – 50 cm, bạn mang trồng vào chậu hoặc đất vườn.
Chăm sóc:
Vào mùa khô, thường xuyên tưới nước cho cây đào. Tới mùa mưa, chú ý việc thoát nước để tránh cây đào bị thối, úng. Nên bón nhiều phân vì đào ra nhiều quả, bón ít thì cây chóng già cỗi.
Khi trồng đào Nhật Bản, bạn nhất định phải chú ý khâu đốn tỉa, hãm ngọn những cành cấp 1, cấp 2. Nếu cây cao 1 – 1,2m, cần bấm ngọn để tạo các cành cơ bản, giữ khoảng 3 – 4 cành hướng đều ra các phía. Bạn tiến hành đốn tạo quả vào tháng 12, tháng 1. Thời điểm này đã dễ phân biệt nụ hoa và nụ lá.
Đào thường ra hoa ở những cành được tạo ra từ vụ trước, nên bạn cần tạo nhiều cành ở vụ này thì vụ sau mới có nhiều hoa, nhiều quả.
Những bệnh thường gặp ở đào tiên nhiệt đới: bệnh chảy nhựa, bệnh xoăn lá đào, bệnh thủng lá đào, rệp đào,...
Thu hoạch: Bạn nên thu hoạch trước khi quả chín 7-10 ngày