Giỏ hàng

Hướng dẫn tự trồng đào chịu nhiệt Nhật Bản tại vườn

Đào được biết đến là loại cây ăn trái ngon, giàu dinh dưỡng và chỉ trồng được ở những vùng có khí hậu mát mẻ. Nhưng đối với đào tiên chịu nhiệt hay còn gọi là đào Nhật Bản, người nông dân hoàn toàn có thể sở hữu một vườn đào sai trĩu cành ngay tại nhà sau 30 – 36 tháng gieo trồng, kể cả khi sống ở những nơi có khí hậu nóng ẩm như Việt Nam. 

1. Chọn giống

Giống đào chịu nhiệt là cây lâu năm, nếu chăm sóc đúng cách, cây có thể sống đến 20-30 năm. Khi chọn giống người nông dân có hai lựa chọn: mua hạt giống hoặc mua cây non. Để tiết kiệm thời gian và chi phí, chúng ta có thể mua cây non đã ươm mầm; lá xanh, tươi; thân cây thẳng, không bong tróc vỏ; phát triển khỏe mạnh, không sâu, bệnh. Đối với những khách hàng có kinh nghiệm trồng cây lâu năm hoặc khách hàng muốn trồng cây làm cảnh có thể lựa chọn hạt giống để có thể kiểm soát giai đoạn ban đầu.

2. Thời vụ

Đào chịu nhiệt Nhật Bản là  giống cây trồng đã được thay đổi để thích hợp với khí hậu đặc thù của Việt Nam nên có thể trồng quanh năm. Tuy nhiên, thời điểm tốt nhất để gieo hạt là vụ Xuân, tức từ tháng Giêng (âm lịch).

3. Đất trồng

Với những cây lâu năm, đặc biệt là đào chịu nhiệt, đất phải tơi, xốp, thoát khí và thoát nước tốt. Cây lâu năm thường không chịu được úng nên phải rất chú ý công tác thủy lợi. Với người dân trồng đào mục đích kinh tế, phải bón lót phân dinh dưỡng trước 01 tháng. Khách hàng trồng đào làm cảnh thì nên trồng trong chậu. Kích thước chậu nên sâu và rộng, đặt nơi đầy đủ ánh sáng, thoáng mát. 

4. Khoảng cách, mật độ trồng cây

Mỗi cây nên được trồng cách nhau tối thiểu 5m. Mỗi hàng cách nhau từ 6-8m. Mật độ nên trồng tối đa 500-900 cây / ha tùy vào tình hình địa lý thực tế của cơ sở. 

5. Trồng cây 

Đối với người nông dân trồng cây với mục đích kinh tế, phải chuẩn bị hố cây thật kỹ càng. Cây ươm mầm cao từ 40-50cm là thích hợp để trồng. 

Đối với khách hàng có nhu cầu trồng cây cảnh từ hạt, phải dùng dụng cụ xử lý, tách vỏ hạt để cây dễ nảy mầm. Sau khi tách vỏ, hãy để mầm vào nước để kiểm tra chất lượng. Nếu hạt nổi thì là hạt hỏng, không thể nảy mầm. Sau đó khách hàng chọn hạt giống tốt bọc vào túi ẩm. Khoảng 2 tuần vỏ sẽ nứt và có thể đem đi trồng vào đất.

6. Chăm sóc

Đào là cây công nghiệp lâu năm nên quá trình chăm sóc khi cây đã lớn không quá phức tạp. Nếu thời tiết khô hanh, hãy tưới thêm nước cho cây và ngược lại khi thời tiết ẩm ướt hoặc mưa nhiều, chú ý thoát nước để cây không bị ngập úng. Đạo chịu nhiệt Nhật Bản cho quả nhiều nên cần bón phân dinh dưỡng bổ sung. 

7. Cắt tỉa, tạo dáng

Khi trồng đào Nhật Bản, người nông dân nhất định phải chú ý khâu đốn tỉa, hãm ngọn những cành cấp 1, cấp 2. Nếu cây cao 1 – 1,2m, cần bấm ngọn để tạo các cành cơ bản, giữ khoảng 3 – 4 cành hướng đều ra các phía. Người nông dân tiến hành đốn tạo quả vào tháng 12, tháng 1. Thời điểm này chúng ta đã dễ  dàng phân biệt nụ hoa và nụ lá.

8. Phòng chống sâu, bệnh

Cây ăn quả, đặc biệt là cây ăn quả lâu năm có thể mắc rất nhiều các loại bệnh khác nhau: bệnh chảy nhựa, bệnh xoăn lá đào, bệnh thủng lá đào, rệp đào, ... Người nông dân cần thường xuyên chú ý và kiểm tra cây để kịp thời phát hiện, tránh tổn thất lâu dài và thiệt hại về kinh tế.

Mọi chi tiết xin liên hệ: 

Trung Tâm Giống Cây Trồng Tiên Tiến Chất Lượng Cao

CÔNG TY TNHH XNK Nông Nghiệp Tiên Tiến Toàn Cầu

SĐT/Zalo/Fb: 0973.401.793 - 0981.735.077 - 0971.057.088 - 0916.430.455 - 0962.209.813

- Địa chỉ vườn ươm: Hợp tác xã giống cây trồng Cổ Bi, đầu thôn Vàng, ngã tư chợ Vàng - đường Cổ Bi - Gia Lâm - Hà Nội

- Email: giongcaytrongkinhtecao@gmail.com

Danh mục tin tức

Từ khóa

Facebook Instagram Youtube Top